Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa ngàn đời

03/12/2023 11:05:27

Lượt xem: 66

Z

(TITC) - Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời, gắn liền với đời sống, không gian cư trú, văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là loại hình văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam vinh dự nhận danh hiệu này sau Nhã nhạc Cung đình Huế. Đến năm 2008, di sản này được chuyển sang Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Về nguồn gốc của cồng chiêng Tây Nguyên vẫn còn nhiều lý giải khác nhau. Theo một số nhà nghiên cứu, cồng chiêng là “hậu duệ” của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá như cồng đá, chiêng đá, chiêng tre… Rồi sau đó tới thời đại đồ đồng mới có cồng đồng, chiêng đồng… Trong thời kỳ hoàng kim của đồ đồng, các vật dụng bằng đồng lần lượt được ra đời, trong số đó, chiêng đồng được coi là đỉnh cao với kỹ thuật chế tác tinh xảo.

Cồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông Nam Á, bởi vết tích hiện vật từ những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng với dáng đánh giống với người Tây Nguyên có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sử hơn 4.000 năm.

Từ xa xưa, cồng chiêng gắn bó với mọi hoạt động của cộng đồng cư dân Tây Nguyên. Cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng, là biểu hiện của tín ngưỡng, là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên. Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu, hay trong một buổi nghe khan... đều phải có tiếng cồng chiêng như sợi dây kết nối những con người trong cùng một cộng đồng. Chính các đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên đã thổi hồn và tiếp thêm sức sống cho cồng chiêng Tây Nguyên để những âm thanh vang vọng khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và tiếng lòng của đồng bào. Cồng chiêng là bằng chứng độc đáo, là nét đặc trưng của truyền thống văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, cũng có giả thuyết cho rằng, cồng chiêng rất có thể có nguồn gốc Việt - Mường, nhưng về sau trong quá trình dài đã bị mai một đi; chỉ còn lại nhánh đồng bào trên núi là lưu giữ được. Thêm vào đó, Tây Nguyên và vùng lân cận là nơi làm ra và sử dụng đàn đá, nơi sử dụng nhạc cụ cồng chiêng và không phải là nơi làm ra cồng chiêng, mà cồng chiêng Tây nguyên đều do người Việt, người Lào và người Khmer chế tác, vì ở Tây Nguyên chưa trải qua đúc kim khí, người Tây Nguyên mua cồng chiêng của người Việt, Lào và Khmer sau đó về thỉnh âm lại theo truyền thống của mình.

Tuy nhiên, cũng có nhận định rằng, xét về không gian văn hóa và lịch sử văn hóa tộc người thì Tây Nguyên là một vùng văn hóa rất đặc trưng của Việt Nam, bởi Việt Nam là một quốc gia được xem như là Đông Nam Á thu nhỏ vì những đặc trưng về điều kiện tự nhiên, khí hậu và văn hóa. Một số tộc người Tây Nguyên (nhóm Nam Đảo) trong quá trình "thiên cư" lên vùng đất Tây Nguyên, có thể họ đã mang theo nhạc cụ cồng chiêng. Vì vậy, sản phẩm nhạc cụ cồng chiêng ở Tây Nguyên không hoàn toàn là của người Việt, Lào và Khmer. Xét về mặt lịch sử, cực Bắc của Đông Nam Á cổ đại chính là bờ Nam sông Dương Tử (sông Trường Giang của Trung Quốc) nên nguồn gốc xuất xứ của nhạc cụ cồng chiêng còn phải xem xét rộng hơn Đông Nam Á ngày nay.

Mặc dù có nhiều lý giải khác nhau về nguồn cội và vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chính xác thời điểm cồng chiêng xâm nhập vào Tây Nguyên, thế nhưng không thể phủ định vai trò, ý nghĩa đặc biệt to lớn của cồng chiêng Tây Nguyên đối với đời sống, văn hóa, phong tục tập quán… của đồng bào địa phương. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử, là biểu tượng, là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cộng đồng làng bản nơi đây.

Trung tâm Thông tin du lịch

Thẻ bài viết: Cồng chiêng Tây Nguyên , Kiệt tác truyền khẩu , Di sản văn hóa phi vật thể , UNESCO , lịch sử , nguồn gốc

Nguồn bài viết: https://vietnamtourism.gov.vn/post/54171

x
khach du lich img
Du khách
Đăng ký
Đăng nhập
cty du lich img
Nhà cung cấp dịch vụ
Đăng ký
Đăng nhập

Tiêu chí tham gia Trang vàng
Du lịch Việt Nam

1. Tự nguyện đăng ký tham gia chương trình Du lịch Việt Nam. Tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành QĐ718 – 2017.pdf

2. Thực hiện Chế độ báo cáo thống kê du lịch ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ công khai

4. Chấp nhận thanh toán điện tử, giao dịch sử dụng thẻ Thẻ du lịch

5. Cam kết sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có chương trình ưu đãi cho khách du lịch

6. Có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, phản ánh của khách du lịch qua ứng dụng Du lịch Việt Nam

x
khach du lich img
Du khách
Thông báo
Mã thẻ của bạn chưa được kích hoạt.
Bạn có muốn kích hoạt mã thẻ?
Hủy
Đồng ý

Thông báo

Thông tin nhập không hợp lệ hoặc không có tài khoản trùng khớp. Vui lòng kiểm tra lại

Chưa có Thẻ du lịch?

Quên mật khẩu
Quên mật khẩu

ĐĂNG KÝ THẺ DU LỊCH:

thẻ việt
Tổng đài hỗ trợ người dùng:
x
khach du lich img
Lấy lại mật khẩu

x
ic ctydulich
Nhà cung cấp dịch vụ

Nhập mã OTP đã gửi về Số điện thoại/Email đăng ký

Quên mật khẩu
x
x
qr code