Nét đặc trưng trong cấu tạo và tên gọi cồng chiêng Tây Nguyên

06/12/2023 11:14:15

Lượt xem: 332

Z

(TITC) - Kể từ khi được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, mà còn là niềm tự hào của toàn thể người dân Việt Nam. Sự độc đáo và đặc trưng từ cấu tạo, đặc điểm, cách sử dụng của cồng chiêng… tất cả đã tạo nên sự hoàn hảo, âm hưởng sâu lắng vang vọng, trở thành linh hồn trong văn hóa Tây Nguyên.  

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải khắp 5 tỉnh ở Tây Nguyên, đó là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Cộng đồng chủ thể có hơn mười dân tộc sinh sống lâu đời tại đây như Bana, Giarai, Êđê, Mnông, Xơđăng, Cơho, Mạ… Bao gồm các yếu tố bộ phận như: cồng - chiêng, bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, người chơi cồng chiêng, lễ hội có sử dụng cồng chiêng, địa điểm tổ chức các lễ hội đó…

Với đồng bào ở Tây Nguyên, âm nhạc cồng chiêng không đơn thuần là giá trị nghệ thuật kết tinh qua bao thế hệ, mà còn là “ngôn ngữ” giao tiếp với thần linh theo quan niệm vạn vật hữu linh. Không gian văn hóa cồng chiêng ở mỗi địa phương, mỗi dân tộc tuy có nhiều điểm khác biệt, đặc trưng, song vẫn có những nét chung lưu giữ từ khi hình thành, du nhập vào Tây Nguyên.

Cồng, chiêng thường làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỉ lệ của các hợp kim rất khác nhau tùy theo nơi đúc, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có bờ gọi là thành. Cách gọi cồng hay chiêng Tây Nguyên còn phụ thuộc vào cách gọi của mỗi địa phương, mỗi dân tộc. Có tài liệu cho rằng, cồng luôn luôn có núm ở giữa, chiêng có hai loại: chiêng có núm ở giữa gọi là chiêng núm và chiêng không có núm gọi là chiêng bằng. Cồng, chiêng có nhiều cỡ to nhỏ, dày mỏng khác nhau, có loại đường kính rộng 90cm, phải treo lên giá đỡ, khi đánh lên tiếng ngân rền như sấm; có loại nhỏ đường kính chỉ 15cm, tiếng cao, trong trẻo.

Tùy theo từng dân tộc mà số lượng mỗi loại tham gia vào dàn cồng chiêng khác nhau. Các dân tộc Bana, Giarai, Xơđăng, Rơmăm, Churu thường sử dụng nhiều chiêng núm. Các dân tộc Êđê, Cơho, Giẻ Triêng, Mnông, Mạ thường sử dụng nhiều chiêng bằng. Việc sử dụng chiêng bằng hay chiêng núm và sự pha trộn giữa hai loại chiêng là sự lựa chọn mang tính đặc thù về thẩm âm của từng dân tộc. Từ cách lựa chọn âm sắc chiêng đã dẫn tới sự cấu tạo của mỗi dàn chiêng. Các dàn chiêng lớn nhất thường có cấu tạo từ 9 đến 12 chiêng như dàn chiêng của các dân tộc Bana, Giarai, Êđê. Các dàn chiêng nhỏ nhất thường có từ 2 đến 4 chiếc, như dàn chiêng Tha của người Brâu có hai chiếc chiêng bằng, dàn chiêng cúng lúa của người Tơđrá (một nhánh của dân tộc Xơđăng) có 4 chiếc chiêng núm. Còn lại, trung bình mỗi dàn chiêng thường có từ 6 đến 8 chiếc chiêng. 

Tên của mỗi chiếc chiêng trong dàn chiêng thường đặt theo tên gọi các thành viên trong gia đình như cha, mẹ, anh, chị, em. Tùy vào ngôn ngữ của từng dân tộc mà tên gọi thành phần trong gia đình có khác nhau nên tên gọi cồng chiêng cũng khác nhau. Chẳng hạn như người M'nông gọi tên các chiêng là May, Loa, Thơ, Thết, Rnui, Nđớt,. Người Êđê gọi tên các chiêng là Ana, Hluê, Hliang, Mđu, Mđu Khơk, Moong, Moong Khơk…

Cồng, chiêng do một nhóm người đồng diễn, mỗi người chỉ sử dụng một cồng hoặc một chiêng. Bộ cồng, chiêng này thường diễn tấu độc lập ít khi có các nhạc khí khác phụ họa hoặc nếu có chỉ với một, hai trống da hoặc bộ lục lạc cũng bằng đồng.

Biểu diễn Cồng chiêng Tây Nguyên

Trung tâm Thông tin du lịch

Thẻ bài viết: Cồng chiêng Tây Nguyên , Kiệt tác truyền khẩu , Di sản văn hóa phi vật thể , UNESCO , cấu tạo , tên gọi

Nguồn bài viết: https://vietnamtourism.gov.vn/post/54172

x
khach du lich img
Du khách
Đăng ký
Đăng nhập
cty du lich img
Nhà cung cấp dịch vụ
Đăng ký
Đăng nhập

Tiêu chí tham gia Trang vàng
Du lịch Việt Nam

1. Tự nguyện đăng ký tham gia chương trình Du lịch Việt Nam. Tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành QĐ718 – 2017.pdf

2. Thực hiện Chế độ báo cáo thống kê du lịch ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ công khai

4. Chấp nhận thanh toán điện tử, giao dịch sử dụng thẻ Thẻ du lịch

5. Cam kết sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có chương trình ưu đãi cho khách du lịch

6. Có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, phản ánh của khách du lịch qua ứng dụng Du lịch Việt Nam

x
khach du lich img
Du khách
Thông báo
Mã thẻ của bạn chưa được kích hoạt.
Bạn có muốn kích hoạt mã thẻ?
Hủy
Đồng ý

Thông báo

Thông tin nhập không hợp lệ hoặc không có tài khoản trùng khớp. Vui lòng kiểm tra lại

Chưa có Thẻ du lịch?

Quên mật khẩu
Quên mật khẩu

ĐĂNG KÝ THẺ DU LỊCH:

thẻ việt
Tổng đài hỗ trợ người dùng:
x
khach du lich img
Lấy lại mật khẩu

x
ic ctydulich
Nhà cung cấp dịch vụ

Nhập mã OTP đã gửi về Số điện thoại/Email đăng ký

Quên mật khẩu
x
x
qr code