Cồng chiêng Tây Nguyên - Thanh âm hùng tráng nơi hồn thiêng đại ngàn

09/12/2023 11:30:15

Lượt xem: 65

Z

(TITC) - Theo quan niệm của người Tây Nguyên, cồng chiêng là một vật thiêng, và họ tin rằng đằng sau mỗi chiếc cồng, chiếc chiêng đều có một vị thần trú ngụ. Là một vật thiêng nên âm thanh cồng chiêng cũng mang tính thiêng và con người thông qua âm nhạc, thông qua nhạc cụ này để đối thoại, bày tỏ tâm tư, gửi gắm nguyện vọng với thần linh.

Cồng chiêng là ngôn ngữ âm nhạc chuyên chở tiếng nói, tình cảm, nguyện vọng của con người đến thần linh. Để thực hiện điều đó, các dân tộc ở Tây Nguyên đã sáng tạo ra rất nhiều các bài chiêng khác nhau. Mỗi bài chiêng ứng với một nghi lễ, mỗi lễ thức ứng với một dàn chiêng. Điển hình như người Giarai đánh dàn chiêng Arap trong lễ bỏ mả. Chiêng Arap có tới 16 chiếc chiêng bằng và chiêng núm như Ania, Mung, Moong Kok, Mung Chiêng, Mung Chinh, Tơ Rơt, Dut, Lna… Dứt lời khấn, người ta đánh bài chiêng Xoang, bài chiêng có tiết tấu rộn rã cuốn hút mọi người vào vòng Xoang sôi động và vui vẻ.

Người Bana đánh dàn chiêng Hoh trong lễ đâm trâu. Đây là nghi lễ lớn nhất của nhiều dân tộc ở Tây Nguyên. Người ta tổ chức lễ đâm trâu để tạ ơn trời, thần nước, thần lửa, thần núi, thần sông và nhiều vị thần khác đã ban cho họ cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Dàn chiêng Hoh gồm có 11 chiếc chiêng bằng và chiêng núm. Các bài Cheng, Spo, Pru là những bài chiêng hùng tráng như mô tả những cuộc chiến đấu dũng cảm của các vị tù trưởng và dân buôn để bảo vệ lãnh thổ.

Ngoài các bài chiêng đánh trong các nghi lễ như lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, các dân tộc Tây Nguyên còn có rất nhiều bài chiêng đánh trong nghi lễ quan trọng khác như lễ cúng nước, lễ cúng cơm mới, lễ dựng nhà, lễ thổi tai, lễ cúng đất…

Người Mnông Gar có các bài chiêng như Booc-ngăn, Rơ-le, Bar-đăn, Đol-rơ-la... Người Êđê có các bài như chiêng gọi buôn làng, chiêng gọi hồn lúa, chiêng ngày mùa… Người Cơho có các bài chiêng như Voa-nắc (chiêng đón khách), Pép-ê-Zun (săn nai)...

Một bài chiêng Tây Nguyên là một tác phẩm âm nhạc hoàn thiện. Mỗi bài nhạc lại chứa đựng đời sống tâm linh, đời sống sinh hoạt bình dị, chân thực và giản dị của người dân Tây Nguyên. Nghe nhạc cồng chiêng Tây Nguyên như thấy có tiếng gió, tiếng suối, tiếng thì thầm của con người giữa thiên nhiên bao la và bí ẩn. Mỗi đồng bào giống như người nghệ sĩ sáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật - văn hóa lưu truyền ngàn đời, đó là những bản nhạc hùng tráng, tiếng chiêng trầm hùng, bay bổng, vang vọng khắp núi rừng…

Trung tâm Thông tin du lịch

Thẻ bài viết: Cồng chiêng Tây Nguyên , Kiệt tác truyền khẩu , Di sản văn hóa phi vật thể , UNESCO , cách đánh , biểu diễn

Nguồn bài viết: https://vietnamtourism.gov.vn/post/54174

x
khach du lich img
Du khách
Đăng ký
Đăng nhập
cty du lich img
Nhà cung cấp dịch vụ
Đăng ký
Đăng nhập

Tiêu chí tham gia Trang vàng
Du lịch Việt Nam

1. Tự nguyện đăng ký tham gia chương trình Du lịch Việt Nam. Tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành QĐ718 – 2017.pdf

2. Thực hiện Chế độ báo cáo thống kê du lịch ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ công khai

4. Chấp nhận thanh toán điện tử, giao dịch sử dụng thẻ Thẻ du lịch

5. Cam kết sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có chương trình ưu đãi cho khách du lịch

6. Có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, phản ánh của khách du lịch qua ứng dụng Du lịch Việt Nam

x
khach du lich img
Du khách
Thông báo
Mã thẻ của bạn chưa được kích hoạt.
Bạn có muốn kích hoạt mã thẻ?
Hủy
Đồng ý

Thông báo

Thông tin nhập không hợp lệ hoặc không có tài khoản trùng khớp. Vui lòng kiểm tra lại

Chưa có Thẻ du lịch?

Quên mật khẩu
Quên mật khẩu

ĐĂNG KÝ THẺ DU LỊCH:

thẻ việt
Tổng đài hỗ trợ người dùng:
x
khach du lich img
Lấy lại mật khẩu

x
ic ctydulich
Nhà cung cấp dịch vụ

Nhập mã OTP đã gửi về Số điện thoại/Email đăng ký

Quên mật khẩu
x
x
qr code