Giá trị tiêu biểu của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

08/12/2023 09:18:26

Lượt xem: 173

Z

(TITC) - Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Không chỉ là phương tiện giao tiếp với thần linh, là sợi dây kết nối các thế hệ, cồng chiêng Tây Nguyên còn là niềm tự hào, là biểu tượng văn hóa của cộng đồng các dân tộc nơi đây, khẳng định giá trị của một di sản văn hóa phi vật thể ngàn đời.

Mặc dù có nhiều lý giải khác nhau về nguồn gốc, nhưng có thể cho rằng cồng chiêng có thể là “hậu duệ” của đàn đá. Cồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông Nam Á, bởi những yếu tố vết tích hiện vật, những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sử hơn 4000 năm, về lối đánh rất nguyên thủy và có ý nghĩa như một vật tổ. Cho đến nay, cồng chiêng Tây Nguyên vẫn còn lưu giữ được nhiều yếu tố cổ xưa. Giá trị nổi bật của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên chứa đựng những sáng tạo của nhân loại, con người đã biến những nguyên liệu, vật dụng từ thiên nhiên thành nhạc cụ tuyệt vời.

Từ chủng loại, phương thức kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ thống bài bản và nghệ thuật diễn tấu, ta sẽ bắt gặp những gì của một dài nghệ thuật đa diện từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ đơn tuyến đến đa tuyến... Hiện nay, vẫn còn nhiều nghệ nhân có biệt tài truyền âm cho các bộ chiêng, nhờ tài năng đặc biệt của họ mà các bộ cồng chiêng vẫn còn giữ được âm chuẩn diễn tả được cảm xúc tinh tế nhất của con người. Ở Tây Nguyên hiện nay nhiều gia đình vẫn còn lưu giữ những bộ cồng chiêng có giá trị, vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa cùng với những giá trị đặc trưng. 

Cồng chiêng được sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng, miền. Bên cạnh những nét tương đồng trong Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có một cách tổ chức dàn cồng chiêng khác nhau, cách chơi cũng khác nhau tạo nên sự độc đáo, bản sắc đặc trưng riêng biệt. Cồng chiêng Tây Nguyên là phương tiện khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hóa vùng. Có ít nhất ba phong cách âm nhạc lớn của Tây Nguyên, đó là: cồng chiêng Êđê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh cường độ lớn; cồng chiêng Mnông cường độ không lớn mặc dù tốc độ khá nhanh; cồng chiêng Bana, Giarai thiên về tính chất chủ điệu, một bè trầm của cồng và chiêng núm vang lên âm sắc vững chãi, hùng tráng, một bè giai điệu thánh thót của chiêng bằng với âm sắc đanh gọn lảnh lót.

Bản sắc văn hóa các dân tộc ở mỗi vùng trên Tây Nguyên đều thể hiện đậm đà nhất qua cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng. Tín ngưỡng lễ hội, múa hát... đều thể hiện gắn bó mật thiết qua cồng chiêng. Âm thanh cồng chiêng là những khúc nhạc theo suốt vòng đời người và chu kỳ sản xuất của cộng đồng, biểu hiện sức sống đa diện của cộng đồng. Bên cạnh đó, tính cộng đồng còn thể hiện ở các nghi lễ quan trọng, các lễ hội truyền thống, các hoạt động khác. Âm thanh cồng chiêng là sợi dây kết nối các thế hệ, các cộng đồng dân tộc một cách linh thiêng và cộng cảm. 

Cồng chiêng Tây Nguyên có giá trị như một bằng chứng độc đáo của đặc trưng truyền thống văn hóa bởi nó có những nét khác biệt về văn hóa và âm nhạc, đó là văn hóa và âm nhạc dân gian, thuộc sở hữu của cộng đồng, mang chuẩn mực văn hóa nhất định.

Có thể nói, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá, không chỉ mang giá trị nghệ thuật đơn thuần mà còn thể hiện tiếng nói của con người đến với thần linh theo quan niệm vạn vật hữu linh bởi theo quan niệm của người dân, đằng sau mỗi chiếc cổng, chiếc chiêng đều có một vị thần. Khi một bài chiêng vang lên, dường như tái hiện lại không gian sinh hoạt, không gian lễ hội, không gian làm nương rẫy...

Với những giá trị đặc sắc, dấu ấn riêng biệt, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng, là niềm tự hào, áng sử thi hùng tráng, biểu tượng cho văn hóa nơi hồn thiêng đại ngàn.

Trung tâm Thông tin du lịch

Thẻ bài viết: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên , Kiệt tác truyền khẩu , Di sản văn hóa phi vật thể , UNESCO , giá trị , văn hóa , nghệ thuật , âm nhạc

Nguồn bài viết: https://vietnamtourism.gov.vn/post/54191

x
khach du lich img
Du khách
Đăng ký
Đăng nhập
cty du lich img
Nhà cung cấp dịch vụ
Đăng ký
Đăng nhập

Tiêu chí tham gia Trang vàng
Du lịch Việt Nam

1. Tự nguyện đăng ký tham gia chương trình Du lịch Việt Nam. Tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành QĐ718 – 2017.pdf

2. Thực hiện Chế độ báo cáo thống kê du lịch ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ công khai

4. Chấp nhận thanh toán điện tử, giao dịch sử dụng thẻ Thẻ du lịch

5. Cam kết sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có chương trình ưu đãi cho khách du lịch

6. Có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, phản ánh của khách du lịch qua ứng dụng Du lịch Việt Nam

x
khach du lich img
Du khách
Thông báo
Mã thẻ của bạn chưa được kích hoạt.
Bạn có muốn kích hoạt mã thẻ?
Hủy
Đồng ý

Thông báo

Thông tin nhập không hợp lệ hoặc không có tài khoản trùng khớp. Vui lòng kiểm tra lại

Chưa có Thẻ du lịch?

Quên mật khẩu
Quên mật khẩu

ĐĂNG KÝ THẺ DU LỊCH:

thẻ việt
Tổng đài hỗ trợ người dùng:
x
khach du lich img
Lấy lại mật khẩu

x
ic ctydulich
Nhà cung cấp dịch vụ

Nhập mã OTP đã gửi về Số điện thoại/Email đăng ký

Quên mật khẩu
x
x
qr code