TP. Hồ Chí Minh: Phát triển công nghiệp văn hóa hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố sáng tạo

22/12/2024 16:32:20

Lượt xem: 202

Z

(TITC) - Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) tổ chức Tọa đàm khoa học “Phát triển công nghiệp văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố sáng tạo”.

Theo TS. Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh đã định hướng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch để thúc đẩy 8 ngành, lĩnh vực công nghiệp văn hóa chủ lực.

Để các ngành công nghiệp văn hóa phát triển, cần có sự liên kết với nhiều ngành, lĩnh vực tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị văn hóa cao; đầu tư về cơ sở thiết chế văn hóa, nguồn nhân lực, lĩnh vực sáng tạo, không gian sáng tạo, thị trường… Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế, có chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư của xã hội vào lĩnh vực văn hóa.

Ảnh: Sưu tầm

GS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: TP. Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Đề án Phát triển ngành công nghiệp văn hóa. Điều này cho thấy tính năng động và quyết tâm của lãnh đạo thành phố trong chiến lược hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa. Với vị thế là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tập trung đông du khách quốc tế và bạn bè nước ngoài, TP. Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi trong phát triển công nghiệp văn hóa sáng tạo để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân thành phố, hướng đến mục tiêu trở thành thành phố sáng tạo. Phát triển công nghiệp văn hóa phải gắn liền với xây dựng thành phố sáng tạo. Khi công nghiệp văn hóa phát triển, hiệu quả mang lại là việc đóng góp kinh tế vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và nâng cao chất lượng sống của người dân. Điều đó cũng là một tiêu chí quan trọng của thành phố sáng tạo.

Tại tọa đàm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thanh Thúy thông tin, để phát triển công nghiệp văn hóa trở thành động lực nội sinh góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá và nâng cao vị thế, hình ảnh văn hóa, con người, Thành phố cần tập trung nghiên cứu đề xuất bổ sung vào quy hoạch thành phố các khu công nghiệp văn hóa, hoàn thiện cơ chế, chính sách, phát triển nguồn nhân lực; tiếp tục xây dựng, định hướng, phát triển nền điện ảnh thành phố. Các đơn vị liên quan cần vận dụng chủ trương, chính sách và sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương để thực hiện hiệu quả “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030”, trong đó chú trọng chiến lược phát triển điện ảnh xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh đang được khẳng định trong giai đoạn hiện nay.

Ảnh: Sưu tầm

Để trở thành một thành phố sáng tạo về điện ảnh, TP. Hồ Chí Minh cần có điểm tựa về tài nguyên văn hóa, nguồn nhân lực và chiến lược đầu tư, hướng đến phát triển điện ảnh bền vững. Điện ảnh sẽ là công cụ quảng bá văn hóa, đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thương hiệu văn hóa cho TP. Hồ Chí Minh, phát huy sức sáng tạo, khát vọng vươn xa của một thành phố trẻ năng động.

GS.TS Phan Thị Thu Hiền, Giảng viên cao cấp Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh cho rằng, một trong những nguyên tắc chiến lược quan trọng trong phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, kinh tế sáng tạo được các cường quốc về văn hóa đại chúng, công nghiệp văn hóa sử dụng là sự tích hợp TAB (Công nghệ - Nghệ thuật - Kinh doanh) và văn hóa hội tụ (Hội tụ công nghệ truyền thông - Văn hóa tam gia - Trí tuệ tập thể). Trong đó, sức mạnh hội tụ được thể hiện qua 4 phương diện liên quan chặt chẽ với nhau, bao gồm: Hội tụ thị trường - Hội tụ hợp tác - Hội tụ sáng tạo - Hội tụ giá trị đảm bảo cho phát triển bền vững.

Do đó, việc xác định các ngành công nghiệp văn hóa được ưu tiên phát triển cũng cần dựa trên phân tích cụ thể tiềm năng như: SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức), phân tích PESTEL (quan hệ tương tác với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường, luật pháp) của đất nước và địa phương. 

“Cần xác định lĩnh vực sáng tạo mà thành phố định hướng phát triển để tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu. Điều này liên quan đến xây dựng thương hiệu nhằm giúp thành phố có độ nhận diện cao và sức cạnh tranh mạnh trong khu vực và trên thế giới”, GS.TS Phan Thị Thu Hiền chia sẻ.

Theo nhiều đại biểu, phát triển công nghiệp văn hóa không chỉ dừng lại ở giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò như một phương tiện để bảo tồn, phát huy và quảng bá bản sắc văn hóa đặc thù. Thông qua các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật và sự kiện quốc tế, TP. Hồ Chí Minh có thể trở thành cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và thế giới, nâng cao hiểu biết và sự gắn kết giữa các nền văn hóa. Điều này giúp thành phố không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững mà còn góp phần vào việc xây dựng một môi trường văn hóa năng động, sáng tạo, phục vụ cho lợi ích lâu dài của cộng đồng.

Theo đó, việc trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO chính là điều kiện thuận lợi để phát huy không gian văn hóa của thành phố nói chung và các không gian văn hóa cụ thể. Đó là hoàn thiện các thiết chế văn hóa cần thiết, nơi mà người dân có thể tự hào về bản sắc văn hóa của mình, có cơ hội tiếp cận và tham gia vào những diễn đàn văn hóa đa dạng, đa chiều,…

Trung tâm Thông tin du lịch

Thẻ bài viết: TP. Hồ Chí Minh , phát triển , công nghiệp , văn hóa , thành phố , sáng tạo

Nguồn bài viết: https://vietnamtourism.gov.vn/post/60398

x
khach du lich img
Du khách
Đăng ký
Đăng nhập
cty du lich img
Nhà cung cấp dịch vụ
Đăng ký
Đăng nhập

Tiêu chí tham gia Trang vàng
Du lịch Việt Nam

1. Tự nguyện đăng ký tham gia chương trình Du lịch Việt Nam. Tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành QĐ718 – 2017.pdf

2. Thực hiện Chế độ báo cáo thống kê du lịch ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ công khai

4. Chấp nhận thanh toán điện tử, giao dịch sử dụng thẻ Thẻ du lịch

5. Cam kết sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có chương trình ưu đãi cho khách du lịch

6. Có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, phản ánh của khách du lịch qua ứng dụng Du lịch Việt Nam

x
khach du lich img
Du khách
Thông báo
Mã thẻ của bạn chưa được kích hoạt.
Bạn có muốn kích hoạt mã thẻ?
Hủy
Đồng ý

Thông báo

Thông tin nhập không hợp lệ hoặc không có tài khoản trùng khớp. Vui lòng kiểm tra lại

Chưa có Thẻ du lịch?

Quên mật khẩu
Quên mật khẩu

ĐĂNG KÝ THẺ DU LỊCH:

thẻ việt
Tổng đài hỗ trợ người dùng:
x
khach du lich img
Lấy lại mật khẩu

x
ic ctydulich
Nhà cung cấp dịch vụ

Nhập mã OTP đã gửi về Số điện thoại/Email đăng ký

Quên mật khẩu
x
x
qr code