Khai thác sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong phát triển du lịch Quảng Ninh

26/12/2024 13:39:31

Lượt xem: 200

Z

(TITC) - Với lịch sử văn hóa lâu đời cùng nhiều nghề truyền thống gắn kết văn hóa và du lịch, Quảng Ninh đã và đang khai thác hiệu quả vốn quý này để phát triển du lịch với nhiều sản phẩm độc đáo, khác biệt thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh với nền văn hóa phát triển từ lâu đời các nghề truyền thống đánh bắt hải sản, chế tác đồ gốm từ nhuyễn thể, đan lát... Một số nghề ra đời sau đó cùng với tiến trình phát triển của lịch sử vùng đất Quảng Ninh. Tại Quảng Ninh, hiện cũng có nhiều nghề và làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa bản địa, góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm, hiệu quả kinh tế phục vụ đời sống nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số nhóm ngành nghề truyền thống như: Nghề gốm sứ, mây tre đan, điêu khắc than đá, chế biến nông, lâm, thủy sản...

Sản phẩm mỹ nghệ than đá. Ảnh: Sưu tầm

Trong đó, phải kể đến các làng nghề như: Gốm sứ Đức Chính, gốm sứ Vĩnh Hồng, gốm sứ Đông Thành (Đông Triều); nuôi cấy ngọc trai ở Hạ Long, than đá mỹ nghệ ở Hạ Long, Cẩm Phả; nghề trồng hoa ở Đông Triều, nghề làm miến dong Bình Liêu, nghề làm mắm ở Vân Đồn, nghề đan ngư cụ Hưng Học, nghề đóng thuyền vỏ gỗ bên sông Bạch Đằng (Quảng Yên)...

Một số làng nghề, nghề truyền thống đã chủ động tìm được hướng đi đúng đắn, phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường. Tại Quảng Ninh, từ việc triển khai thực hiện chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới, đã góp phần hồi sinh, tạo sức sống mới cho nghề truyền thống, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho lao động địa phương. Sản phẩm làng nghề trở nên đa dạng, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường như: Miến dong Bình Liêu, mắm sá sùng Vân Đồn, nem chua Quảng Yên, hải sản khô Cô Tô, gốm sứ mỹ nghệ Đông Triều... Bên cạnh giá trị kinh tế, các nghề và làng nghề truyền thống còn đóng góp vào bức tranh văn hóa của địa phương. Do đó, đưa nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch đã và đang trở thành xu hướng phát triển tại nhiều nơi.

Đã có một số làng nghề và nghề thủ công truyền thống được công nhận. Bên cạnh đó còn có một số nghề khác như gốm sứ, than đá mỹ nghệ, nuôi cấy ngọc trai, mây tre đan, thêu thổ cẩm đang được gìn giữ và phát triển. Một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Quảng Ninh đã tạo được dấu ấn trên thị trường trong và ngoài nước. 

Tuy nhiên, trên thực tế các nghề truyền thống và làng nghề ở Quảng Ninh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Một số nghề có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu theo hộ gia đình, chưa có sự liên kết giữa các nhóm hộ với nhau nên rất ít nghề, làng nghề đạt tiêu chí công nhận nghề, làng nghề truyền thống. Cùng với đó, hiện nay chính người lao động, các địa phương cũng chưa thực sự quan tâm đến việc công nhận các nghề truyền thống hay làng nghề truyền thống. 

Theo Nghị quyết số 17-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh bền vững, với những mục tiêu phù hợp với xu thế thời đại, thích ứng với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng phát triển nền văn hóa giàu bản sắc, gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trên cơ sở kết hợp hài hòa Hệ giá trị đặc trưng của Quảng Ninh.

Một trong những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết số 17-NQ/TU xác định đến năm 2030, xây dựng Đề án phát triển các làng nghề truyền thống trở thành sản phẩm văn hóa du lịch; phát triển văn hóa ẩm thực Quảng Ninh thông qua việc lựa chọn, hoàn thiện các món ăn địa phương, nâng tầm thành nghệ thuật từ khâu sản xuất đến thưởng thức kết nối thành điểm đến của khách du lịch, hướng tới xuất khẩu ẩm thực truyền thống; từng bước hình thành các cơ sở dịch vụ ăn uống đạt chuẩn xếp hạng quốc tế. Đặc biệt, Quảng Ninh xác định sẽ phát huy hơn nữa giá trị văn hóa của từng địa phương qua mô hình OCOP; xác định sản phẩm OCOP là sản phẩm văn hóa và quan tâm đầu tư nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp cho từng sản phẩm, mang đậm giá trị văn hóa bản địa.

Trung tâm Thông tin du lịch

Thẻ bài viết: Khai thác , sản phẩm , thủ công mỹ nghệ , phát triển , du lịch , Quảng Ninh

Nguồn bài viết: https://vietnamtourism.gov.vn/post/60548

x
khach du lich img
Du khách
Đăng ký
Đăng nhập
cty du lich img
Nhà cung cấp dịch vụ
Đăng ký
Đăng nhập

Tiêu chí tham gia Trang vàng
Du lịch Việt Nam

1. Tự nguyện đăng ký tham gia chương trình Du lịch Việt Nam. Tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành QĐ718 – 2017.pdf

2. Thực hiện Chế độ báo cáo thống kê du lịch ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ công khai

4. Chấp nhận thanh toán điện tử, giao dịch sử dụng thẻ Thẻ du lịch

5. Cam kết sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có chương trình ưu đãi cho khách du lịch

6. Có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, phản ánh của khách du lịch qua ứng dụng Du lịch Việt Nam

x
khach du lich img
Du khách
Thông báo
Mã thẻ của bạn chưa được kích hoạt.
Bạn có muốn kích hoạt mã thẻ?
Hủy
Đồng ý

Thông báo

Thông tin nhập không hợp lệ hoặc không có tài khoản trùng khớp. Vui lòng kiểm tra lại

Chưa có Thẻ du lịch?

Quên mật khẩu
Quên mật khẩu

ĐĂNG KÝ THẺ DU LỊCH:

thẻ việt
Tổng đài hỗ trợ người dùng:
x
khach du lich img
Lấy lại mật khẩu

x
ic ctydulich
Nhà cung cấp dịch vụ

Nhập mã OTP đã gửi về Số điện thoại/Email đăng ký

Quên mật khẩu
x
x
qr code