Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường

30/12/2024 14:15:03

Lượt xem: 298

Z

(TITC) - Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường không chỉ là một hoạt động sản xuất thủ công mà còn mang đậm giá trị văn hóa, phản ánh đời sống, phong tục tập quán và bản sắc riêng biệt của cộng đồng người Mường. Tại xã Kim Thượng và xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ nghề dệt thổ cẩm đã trở thành một di sản quý giá, được truyền từ đời này sang đời khác, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nghề dệt thổ cẩm của người Mường (xã Kim Thượng, xã Xuân Đài) đã được công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Ảnh: TITC

Với nỗ lực duy trì, phát triển, nghề dệt thổ cẩm của người Mường (xã Kim Thượng, xã Xuân Đài) đã được công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Đây là vinh dự, là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Tân Sơn tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị, di sản văn hóa vật thể, phi vật truyền thống của đồng bào các dân tộc trong huyện.

Trong quan niệm truyền thống, thổ cẩm là biểu tượng của sự giàu có, ấm no và sung túc. Số lượng và chất lượng các sản phẩm thổ cẩm trong gia đình thể hiện địa vị và sự thành đạt của gia chủ. Với người phụ nữ Mường, kỹ năng dệt và sở hữu các sản phẩm thổ cẩm tinh xảo được xem như thước đo giá trị, sự khéo léo và đảm đang.

Sản phẩm thổ cẩm thường hiện diện trong các nghi lễ quan trọng như cưới hỏi, lễ hội, và các sự kiện cộng đồng, mang đậm yếu tố tâm linh. Các họa tiết trên thổ cẩm, như hình chim, hoa, cây cỏ, thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên và triết lý sống hài hòa của người Mường. Mỗi tấm thổ cẩm không chỉ là một sản phẩm mà còn chứa đựng tâm tư, tình cảm và nghệ thuật của người Mường. Qua đôi tay khéo léo của người thợ dệt, từng họa tiết, từng mũi chỉ đều phản ánh nét đẹp tâm hồn, sự sáng tạo và tình yêu quê hương.

Lan tỏa giá trị văn hóa của dân tộc Mường đến du khách. Ảnh: TITC

Trải qua những thăng trầm của thời gian, nghề dệt thổ cẩm của người Mường từng đối mặt với nguy cơ mai một, khi chỉ còn rất ít người trong các bản làng nắm giữ kỹ thuật quay bông, dệt vải. Nhận thấy giá trị văn hóa đặc sắc của nghề dệt và tầm quan trọng của việc bảo tồn, các cấp chính quyền và cộng đồng đã chung tay thực hiện nhiều giải pháp thiết thực nhằm phục hồi và phát huy nghề truyền thống này. UBND huyện Tân Sơn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở các lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm tại xã Kim Thượng và Xuân Đài. Các nghệ nhân người Mường, với kinh nghiệm và kỹ thuật tinh xảo, trực tiếp tham gia giảng dạy, truyền đạt bí quyết dệt và thiết kế hoa văn độc đáo.

Huyện đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề tỉnh tổ chức các khóa học dành cho thanh niên và phụ nữ địa phương, giúp nâng cao kỹ năng dệt và khả năng sáng tạo. Dự án thí điểm chương trình dân tộc do cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha tài trợ đã mang lại cơ hội học tập, nâng cao tay nghề cho nhóm học viên yếu thế ở Phú Thọ. Chương trình không chỉ giúp bảo tồn nghề truyền thống mà còn tạo động lực kinh tế, nâng cao vị thế xã hội cho người tham gia, đặc biệt là phụ nữ.

Tại huyện Tân Sơn, hiện còn 2 xã còn duy trì nghề dệt thổ cẩm, xã Kim Thượng hiện có trên 50 hộ còn dệt thổ cẩm, trên 50 nghệ nhân độ tuổi từ 50 - 70 tuổi, nắm giữ bí quyết, kỹ năng thực hành, có thể truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho cộng đồng; xã Xuân Đài hiện có 1ha trồng bông phục vụ dệt vải, có khoảng 173 hộ còn dệt thổ cẩm và 1 câu lạc bộ dệt thổ cẩm khu Vượng với 26 thành viên. 

Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường ở huyện Tân Sơn không chỉ được duy trì mà còn phát triển, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và kinh tế của địa phương. Những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo và độc đáo đã và đang khẳng định giá trị, thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và du khách.

Trung tâm Thông tin du lịch

 

Thẻ bài viết: Giữ gìn , nghề dệt , thổ cẩm , truyền thống , người Mường

Nguồn bài viết: https://vietnamtourism.gov.vn/post/60551

x
khach du lich img
Du khách
Đăng ký
Đăng nhập
cty du lich img
Nhà cung cấp dịch vụ
Đăng ký
Đăng nhập

Tiêu chí tham gia Trang vàng
Du lịch Việt Nam

1. Tự nguyện đăng ký tham gia chương trình Du lịch Việt Nam. Tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành QĐ718 – 2017.pdf

2. Thực hiện Chế độ báo cáo thống kê du lịch ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ công khai

4. Chấp nhận thanh toán điện tử, giao dịch sử dụng thẻ Thẻ du lịch

5. Cam kết sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có chương trình ưu đãi cho khách du lịch

6. Có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, phản ánh của khách du lịch qua ứng dụng Du lịch Việt Nam

x
khach du lich img
Du khách
Thông báo
Mã thẻ của bạn chưa được kích hoạt.
Bạn có muốn kích hoạt mã thẻ?
Hủy
Đồng ý

Thông báo

Thông tin nhập không hợp lệ hoặc không có tài khoản trùng khớp. Vui lòng kiểm tra lại

Chưa có Thẻ du lịch?

Quên mật khẩu
Quên mật khẩu

ĐĂNG KÝ THẺ DU LỊCH:

thẻ việt
Tổng đài hỗ trợ người dùng:
x
khach du lich img
Lấy lại mật khẩu

x
ic ctydulich
Nhà cung cấp dịch vụ

Nhập mã OTP đã gửi về Số điện thoại/Email đăng ký

Quên mật khẩu
x
x
qr code