Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám và truyền thống hiếu học của dân tộc

17/01/2022

Lượt xem: 1265

Z
ảnh hiển thị
1/15

Truyền thống hiếu học của dân tộc ta đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Bắc thuộc, bên cạnh những trường, lớp của chính quyền đô hộ nhà Hán, nhiều trường, lớp học của người Việt đã được mở trong các chùa chiền thu hút nhiều người theo học.


Dưới  thời Lý (1009-1225),  năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử, các vị hiền triết và làm nơi học tập của Hoàng Thái tử. Mùa xuân, năm 1075, vua Lý Nhân Tông “xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và thi học Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh trúng tuyển, cho vào hầu vua học”[1]. Năm 1076, nhà Vua  cho lập Quốc Tử Giám, “chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám học tập”. Từ đó về sau, trải qua các triều đại, chính sách về giáo dục, thi cử tuyển chọn nhân tài ở nước ta ngày càng được hoàn thiện: Triều đình cho tổ chức thi Hương, thi Hội, thi Đình để tuyển chọn hiền tài cho bộ máy chính quyền của nhà nước quân chủ. Bắt đầu từ năm 1484, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu dựng bia đề danh Tiến sĩ để vinh danh những bậc đỗ đại khoa tại Văn Miếu, thể hiện tinh thần trọng thị hiền tài, khuyến khích học tập.

Song hành với sự ra đời, phát triển của chế độ giáo dục, khoa cử Nho học và tinh thần trọng dụng nhân tài của nhà nước, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt tiếp tục  phát triển và lan tỏa rộng khắp. Đến thời Lê (XV-XVIII), hầu hết các làng xóm trên cả nước, ở đâu cũng mở trường lớp, mời thầy đồ về dạy học. Học trước hết để làm người, có tri thức, có đức hạnh rồi sau mới đem công sức mà cống hiến, xây dựng đất nước.

Trên các bài văn bia đề danh Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long Hà Nội, các soạn giả văn bia cũng luôn nhắc nhở kẻ sĩ về tinh thần hiếu học, trau dồi đạo đức. Văn bia Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466) đã ghi: “Các sĩ tử ngước mắt nhìn lên cũng sẽ hăng hái lòng trung nghĩa, trau dồi học hành, đức hạnh để mong có ngày hiển dương đặc dụng. Như thế là để đợi chờ bậc tuấn kiệt theo nhau mà đến, kẻ tài năng, chân chính xuất hiện tiếp nhau, văn chương đủ để giúp nước, đạo đức đủ để giúp đời…”.  Vì sự học chính là cái gốc, là căn cốt của mọi thành công, giúp cho xã hội hưng thịnh, là cơ sở để con người có thể trở nên tử tế.

Trong số 1304 vị Tiến sĩ được lưu danh trên bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, có rất nhiều các vị danh nhân nổi tiếng như: Nguyễn Trực (…), Ngô Sĩ Liên (1417-1474), Lương Thế Vinh (1441-1496), Lê Quý Đôn (1726-1784), Ngô Thì Nhậm (1746-1803),…là những người có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, dân tộc. Đặc biệt trên bia còn ghi dấu của nhiều dòng họ, địa phương nổi tiếng với truyền thống hiếu học như: xứ Kinh Bắc với danh sách hơn 430 vị đỗ đại khoa. Trong đó, có 98 vị Tiến sĩ được khắc trên bia đá tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Làng Mộ Trạch tỉnh Hải Dương có tới 36 người đỗ Tiến sĩ dưới thời phong kiến. Có một năm mà nửa số Tiến sĩ đỗ trong cả nước là người làng Mộ Trạch tỉnh Hải Dương, bởi thế dân gian còn có câu: “Mộ Trạch bán thiên hạ”. Dòng họ Thân  ở xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang mấy đời liền đỗ đại khoa, đều cùng làm quan một triều, như: Thân Nhân Trung đỗ Tiến sĩ năm 1469, làm quan Lại bộ Thượng thư Chưởng Hàn lâm viện kiêm Đông các Đại học sĩ, con là Nhân Vũ đỗ tiến sĩ năm 1481 và Nhân Tín đỗ tiến sĩ năm 1490, cháu ông là Thân Cảnh Vân đỗ Thám hoa năm 1487. Dòng họ Ngô, xã Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong 5 đời liền đỗ đại khoa: Ngô Nhân Triệt đỗ tiến sĩ năm 1608 là cháu của Ngô Ngọc (đỗ Hoàng Giáp 1487) và Ngô Hải  (Hoàng Giáo 1508) là con của Ngô Trừng (Hoàng giáp 1580) là cha của Nhân Tuấn đỗ tiến sĩ năm 1640. Dòng họ Nguyễn xã Vân Điềm, huyện Đông Ngàn có Nguyễn Thực đỗ Hoàng Giáp năm 1595 làm quan Tán trị công thần Tham tụng Lại bộ Thượng thư Chưởng Hàn lâm viện sự kiêm Đông các đại học sĩ, tước Lan quân công, là cha của Nguyễn Nghi đỗ tiến sĩ 1602, tằng tổ của Nguyễn Khuê, Nguyễn Sĩ đỗ tiến sĩ 1670, cao cao tổ của Nguyễn Thẩm đỗ tiến sĩ 1706 và Nguyễn Thưởng đỗ tiến sĩ 1754…

Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long – Hà Nội là địa chỉ văn hóa, du lịch nổi tiếng, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Hàng năm, nhiều dòng họ cùng hàng chục nghìn học sinh, sinh viên trong cả nước về đây tổ chức lễ dâng hương - khuyến học và tôn vinh truyền thống của cha ông. Di tích, cùng Di sản Tư liệu Thế giới 82 bia Tiến sĩ mãi mãi là nơi lưu giữ, bảo tồn và lan tỏa truyền thống Hiếu học, Tôn sư trọng đạo, Tôn trọng nhân tài của đất nước.

Nguồn: http://vanmieu.gov.vn 


x
khach du lich img
Du khách
Đăng ký
Đăng nhập
cty du lich img
Nhà cung cấp dịch vụ
Đăng ký
Đăng nhập

Tiêu chí tham gia Trang vàng
Du lịch Việt Nam

1. Tự nguyện đăng ký tham gia chương trình Du lịch Việt Nam. Tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành QĐ718 – 2017.pdf

2. Thực hiện Chế độ báo cáo thống kê du lịch ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ công khai

4. Chấp nhận thanh toán điện tử, giao dịch sử dụng thẻ Thẻ du lịch

5. Cam kết sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có chương trình ưu đãi cho khách du lịch

6. Có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, phản ánh của khách du lịch qua ứng dụng Du lịch Việt Nam

x
khach du lich img
Du khách
Thông báo
Mã thẻ của bạn chưa được kích hoạt.
Bạn có muốn kích hoạt mã thẻ?
Hủy
Đồng ý

Thông báo

Thông tin nhập không hợp lệ hoặc không có tài khoản trùng khớp. Vui lòng kiểm tra lại

Chưa có Thẻ du lịch?

Quên mật khẩu
Quên mật khẩu

ĐĂNG KÝ THẺ DU LỊCH:

thẻ việt
Tổng đài hỗ trợ người dùng:
x
khach du lich img
Lấy lại mật khẩu

x
ic ctydulich
Nhà cung cấp dịch vụ

Nhập mã OTP đã gửi về Số điện thoại/Email đăng ký

Quên mật khẩu
x
x
qr code