VẠN AN THẠNH

10/10/2023

Lượt xem: 129

Z
ảnh hiển thị
1/15

Vạn An Thạnh tọa lạc ở làng Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện Phú Quý; nằm cách trung tâm huyện lỵ Phú Quý 2.5km về hướng Đông Nam và cách UBND xã Tam Thanh 800m về hướng Đông. Được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1996.


         Di tích được người dân đảo Phú Quý gọi tên là vạn An Thạnh với ngụ ý muốn nói lên ước nguyện cầu mong có một cuộc sống an khang, thịnh vượng cho cộng đồng. Nơi đây tôn thờ cá Voi là thần hoặc thần Nam Hải (cá Ông) gắn liền với tín ngưỡng ngư nghiệp của ngư dân ven biển miền Trung nước ta.
         Vạn Anh Thạnh được tạo dựng vào năm Tân Sửu (1781), là ngôi vạn có niên đại sớm nhất so với các vạn khác ở Phú Quý. Ngoài chức năng chính là thờ thần Nam Hải, bên cạnh đó còn phối thờ Thành hoàng của làng và các vị Tiền hiền, Hậu hiền - là những bậc tiền bối có nhiều công lao khai phá, tạo dựng làng và vạn. 
         Năm Tân Sửu (1841), có một cá Ông bị lụy (chết) và trôi dạt vào bờ phía trước của vạn, đây là điều hiển linh với ngư dân, lập tức họ đưa Ông vào an táng bên cạnh vạn và tổ chức lễ nghi long trọng theo tập tục. Vì đây là vị cá Ông đầu tiên lụy trôi dạt lên đảo nên được ngư dân tôn gọi là “vị Cố”Hiện nay trong tẩm thờ vẫn giữ nguyên vẹn bộ xương của “vị Cố”, trên khám thờ thần Nam Hải còn lưu giữ bức Thần chú thờ vị Cố chạm dòng chữ Hán Nôm “Nam tế Hải linh cự tộc Ngọc Lân thủy tướng tôn Thần, Tân Sửu niên, thập ngoạt thập ngũ nhật tị thời”. 
         Đến với vạn An Thạnh, du khách sẽ được thưởng lãm các hạng mục kiến trúc dân gian vừa mang đậm nét dấu ấn kiến trúc các thiết chế tín ngưỡng ở miền Trung và vừa mang đặc trưng riêng của đảo Phú Quý gắn với tín ngưỡng thờ cá Ông như: Chính điện, Võ ca và Tiền hiền được bố trí dạng chữ Tam (). Hướng chính của vạn quay về phía Nam và nhìn thẳng ra biển khơi. Chính điện xây dựng theo lối kiến trúc kiểu “tứ trụ” với 4 cột gỗ ở trung tâm chịu lực và nối liền với các vì kèo, trính, cột khác ở xung quanh để tạo thành một bộ khung vững chắc nâng đỡ đỉnh nóc. Bước vào nội thất Chính điện, du khách sẽ thấy nơi đây chia thành 3 gian, ở trung tâm phía trước là nơi thờ thần Nam Hải và phía sau là tẩm thờ hài cốt cá Ông. Khám thờ Tiên sư và khám thờ Bà Thủy Long bố trí hai bên trái - phải của khám thờ Thần Nam Hải. Nhà thờ Tiền hiền nằm liền kề phía sau Chính điện. Nhà Võ ca nối liền về phía trước Chính điện có chức năng tổ chức lễ hội dân gian, sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí của ngư dân.
         

         Bên trong nội thất các hạng mục kiến trúc của vạn An Thạnh được bài trí, lưu giữ nhiều câu văn tự cổ khắc ghi trên các bức hoành, câu liễn, câu đối và nhiều điển tích xưa gắn với tín ngưỡng ngư nghiệp, ca ngợi công lao của các vị hải thần và các vị tiền bối có công khai lập làng, dựng vạn; mang ý nghĩa giáo dục và hướng con người về cội nguồn, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
         Khu mai táng xác cá Ông: Được bố trí trong khuôn viên bên trái của vạn, theo tập tục xưa nay, khi có Ông lụy trôi dạt lên đảo hoặc khi khai thác thủy hải sản trên biển phát hiện Ông lụy ngư dân sẽ đưa vào bờ, hội vạn sẽ tiến hành nghi lễ rất long trọng và sau đó mai táng tại vạn. Sau 24 tháng đối với cá Ông vừa và nhỏ, 36 tháng đối với cá Ông lớn; ngư dân sẽ tiến hành nghi thức thượng ngọc cốt cá Ông đưa vào “Tẩm” trong Chính điện thờ cúng. 
         Ngoài những giá trị về kiến trúc dân gian truyền thống, vạn An Thạnh còn lưu giữ 10 sắc phong của các đời vua Tự Đức, Đồng Khánh và Duy Tân như một biểu hiện về quyền lực của văn hóa tinh thần trên đảo. 
         Vạn An Thạnh được xem như là một Bảo tàng văn hóa biển với nhiều sưu tập gắn với đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng cá Ông, nơi đây còn lưu giữ hơn 70 bộ xương cốt của các loại cá voi, rùa da, đu gông (bò biển) và được ngư dân tôn thờ với những nghi thức kính cẩn. 
         Hiện nay, đang trưng bày xương cá Nhà táng thuộc họ cá Voi có răng; bộ xương có chiều dài trên 17 mét, có 50 đốt xương sống, hiện còn 37 đốt và phục chế lại 13 đốt; có 30 đôi răng mọc ở hàm dưới, hàm trên không có răng. 
         Theo các nhà khoa học, cá Nhà táng có đầu rất lớn, chiếm 1/3 chiều dài thân; thân dài 20 mét, con đực nặng khoảng 70 tấn, con cái nặng 30 tấn; khoang hàm trên có khối mỡ đệm rất lớn, hàm dưới dài và hẹp, hàm trên không có răng. Cá đực rất hung dữ, chúng ăn những loài cá lớn, mực và khi bảo vệ đàn cái và con chúng có thể tấn công cả người và tàu thuyền.
         Hàng năm tại vạn An Thạnh diễn ra 2 kỳ lễ hội: Lễ hội tế xuân và lễ hội tế thu (kết hợp với ngày giỗ “vị Cố”) 
         Lễ hội tế xuân: nằm trong khoảng thời gian từ ngày mùng 10 đến 20 tháng giêng Âm lịch, đây cũng là dịp lễ hội Cầu ngư đầu năm của vạn nhằm cầu quốc thái dân an, mua thuận gió hòa, mùa màng bội thu… Ngoài những nghi thức hành lễ theo tập tục cổ truyền, trong lễ hội còn có những sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí thu hút đông đảo bà con ngư dân xứ đảo. Đây cũng là dịp để hướng mọi người quay về cội nguồn, tổ tiên và những giá trị truyền thống của dân tộc.
         Lễ hội tế thu (kết hợp với ngày giỗ “vị Cố”): Kể từ năm 1841 ngày phát hiện vị cá Ông lụy làm ngày giỗ vị Cố là ngày 15 tháng mười và kết hợp với lễ hội tế thu của vạn. Ngoài những nghi thức hành lễ long trọng tương tự như lễ tế xuân, hội vạn còn tổ chức nghi thức rước Ông Sanh từ biển khơi; ngư dân tổ chức ghe thuyền, hương án, cờ, trống ra khơi nghinh đón những vị hải thần sống về vạn chứng kiến tế lễ. 
         Trong lễ hội ở vạn An Thạnh, các loại hình văn hóa dân gian như dân ca nghi lễ, hát chèo bả trạo… là những làn điệu cổ truyền rất độc đáo của ngư dân Phú Quý được trình diễn thu hút các tầng lớp ngư dân tham gia biểu diễn và thưởng lãm. Những dịp này, người dân ở đảo đi làm ăn xa ở đâu cũng đều nô nức trở về sẵn sàng hảo tâm đóng góp tiền của cho lễ hội thêm chu toàn, thêm đẹp, thêm vui. Lễ hội cầu ngư là dịp để gắn bó các thành viên trong làng với nhau, là nơi biểu hiện tập trung ý tưởng sùng kính, biết ơn với các vị hải thần và những bậc tiền bối có công với làng gắn với đạo lý “uốn nước nhớ nguồn” trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
         Đến đảo Phú Quý tìm đến vạn An Thạnh, du khách hiểu thêm về tập tục, tín ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân trên đảo, cũng như các giá trị văn hóa biển đảo được thể hiện trong không gian thờ cúng, các lễ hội truyền thống được ngư dân trao truyền, lưu giữ bao đời nay. Qua đó, giúp chúng ta hiểu được một phần quan trọng về lịch sử hình thành, phát triển của đảo Phú Quý và loại hình tín ngưỡng độc đáo gắn với môi trường sinh kế của ngư dân ở đây. 

 


x
khach du lich img
Du khách
Đăng ký
Đăng nhập
cty du lich img
Nhà cung cấp dịch vụ
Đăng ký
Đăng nhập

Tiêu chí tham gia Trang vàng
Du lịch Việt Nam

1. Tự nguyện đăng ký tham gia chương trình Du lịch Việt Nam. Tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành QĐ718 – 2017.pdf

2. Thực hiện Chế độ báo cáo thống kê du lịch ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ công khai

4. Chấp nhận thanh toán điện tử, giao dịch sử dụng thẻ Thẻ du lịch

5. Cam kết sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có chương trình ưu đãi cho khách du lịch

6. Có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, phản ánh của khách du lịch qua ứng dụng Du lịch Việt Nam

x
khach du lich img
Du khách
Thông báo
Mã thẻ của bạn chưa được kích hoạt.
Bạn có muốn kích hoạt mã thẻ?
Hủy
Đồng ý

Thông báo

Thông tin nhập không hợp lệ hoặc không có tài khoản trùng khớp. Vui lòng kiểm tra lại

Chưa có Thẻ du lịch?

Quên mật khẩu
Quên mật khẩu

ĐĂNG KÝ THẺ DU LỊCH:

thẻ việt
Tổng đài hỗ trợ người dùng:
x
khach du lich img
Lấy lại mật khẩu

x
ic ctydulich
Nhà cung cấp dịch vụ

Nhập mã OTP đã gửi về Số điện thoại/Email đăng ký

Quên mật khẩu
x
x
qr code